Login

Registration
Main
 
ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP 
Site menu
News topics
ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP [1]
ĐIỆN TỬ CĂN BẢN [36]
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ [5]
ĐIỆN TỬ SỐ - MẠCH LOGIC [2]
VI ĐIỀU KHIỂN - VI XỬ LÝ [4]
ĐK TỰ ĐỘNG - PLC -SCADA [0]
CẢM BIẾN - ĐO LƯỜNG [0]
CƠ ĐIỆN TỬ - ROBOT [0]
ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP [0]
ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH [1]
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG [0]
ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG [0]
LẬP TRÌNH - PHẦN MỀM [0]
Tag Board
Our poll
Rate my site
Total of answers: 16
Main » 2009 » tháng 1 » 30 » ĐIỆN TỬ CĂN BẢN 13
ĐIỆN TỬ CĂN BẢN 13
18:38:41
Trở nối tiếp, song song - Ứng dụng của R
Nội dung: Điện trở mắc nối tiếp, Điện trở mắc song song, Điện trở mắc hỗn hợp, Ứng dụng của điện trở trong mạch điên
Trong thực tế , khi ta cần một điện trở có trị số bất kỳ ta không thể có được , vì điện trở chỉ được sản xuất khoảng trên 100 loại có các giá trị thông dụng, do đó để có một điện trở bất kỳ ta phải đấu điện trở song song hoặc nối tiếp.

1. Điện trở mắc nối tiếp .

Điện trở mắc nối tiếp.

  • Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.         Rtd = R1 + R2 + R3

  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I                 I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )

  • Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở .

 2. Điện trở mắc song song.

Điện trở mắc song song

  • Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức        (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)

  • Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì  
         Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)

  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .
                  I1 = ( U / R1)  ,    I2 = ( U / R2)  ,   I3 =( U / R3 )

  • Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau

 3. Điên trở mắc hỗn hợp

Điện trở mắc hỗn hợp.

  • Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .

  • Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .

 4 . Ứng dụng của điện trở :
  
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :

  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.

Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.

        -  Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau:   Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là  I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
        - Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là      R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
        - Công xuất tiêu thụ trên điện trở là :  P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất  P > 6/9 W

  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.

Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .

   Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .

U1 / U = R1 / (R1 + R2)  => U1 = U.R1(R1 + R2)

Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.

  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

Mạch phân cực cho Transistor

  • Tham gia vào các mạch tạo dao động R C

Mạch tạo dao động sử dụng IC 555

Category: ĐIỆN TỬ CĂN BẢN | Views: 757 | Added by: dtcn7a2hui | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Login form
News calendar
«  tháng 1 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
Search
Site friends

[ Add news entry ] 

Trang web của trường :

Trang web SP điện tử :

Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Copyright MyCorp © 2024