Login

Registration
Main
 
ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP 
Site menu
News topics
ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP [1]
ĐIỆN TỬ CĂN BẢN [36]
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ [5]
ĐIỆN TỬ SỐ - MẠCH LOGIC [2]
VI ĐIỀU KHIỂN - VI XỬ LÝ [4]
ĐK TỰ ĐỘNG - PLC -SCADA [0]
CẢM BIẾN - ĐO LƯỜNG [0]
CƠ ĐIỆN TỬ - ROBOT [0]
ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP [0]
ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH [1]
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG [0]
ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG [0]
LẬP TRÌNH - PHẦN MỀM [0]
Tag Board
Our poll
Rate my site
Total of answers: 16
Main » 2009 » tháng 1 » 30 » ĐIỆN TỬ CĂN BẢN 16
ĐIỆN TỬ CĂN BẢN 16
18:45:11
Phân loại tụ điện
Nội dung : Tụ điện không phân cực(Tụ giấy, Tụ gốm), Tụ điện có phân cực ( Tụ hoá ), Tụ xoay .
Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mi ca , Tụ hoá nhưng về tính chất thì ta phân tụ là hai loại chính là tụ không phân cực và tụ phân cực

  1. Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực ) 
    
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

Tụ gốm - là tụ không phân cực.

  2. Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
    
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..

Tụ hoá - Là tụ có phân cực âm dương.

    3. Tụ xoay .
    
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

Tụ xoay sử dụng trong Radio
 
Phương pháp kiểm tra tụ điện.
Nội dung : Phương pháp đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm, Phương pháp kiểm tra tụ hoá.
1. Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm.

   Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát  hình ảnh sau đây .

Đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm .

  • Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.

  • Khi đo tụ C1 ( Tụ tốt ) kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. ( Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim sẽ không phóng nạp )

  • Khi đo tụ C2 ( Tụ bị dò ) ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.

  • Khi đo tụ C3 ( Tụ bị chập ) ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.

  • Lưu ý:  Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang  x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.

  2. Đo kiểm tra tụ hoá

     Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô ( khô hoá chất bên trong lớp điện môi ) làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.

Đo kiểm tra tụ hoá

  • Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay không, ta dùng tụ C1 còn mới có cùng điện dung và đo so sánh.

  • Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω ( điện dung càng lớn thì để thang càng thấp )

  • Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.

  • Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.

  • Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.

  Chú ý :  Nếu kiểm tra tụ điện trực tiếp ở trên mạch , ta cần phải hút rỗng một chân tụ khỏi mạch in, sau đó kiểm tra như trên

Category: ĐIỆN TỬ CĂN BẢN | Views: 802 | Added by: dtcn7a2hui | Rating: 5.0/1 |
Total comments: 2
2 Zmziid  
0
order atorvastatin 20mg sale <a href="https://lipiws.top/">lipitor us</a> atorvastatin online buy

1 muadongtanphai1984  
0
các bác hướng dẫn em cách xác định trị số của điện trở khi nó bị mờ hoặc cháy đen hết các vạch màu

Name *:
Email *:
Code *:
Login form
News calendar
«  tháng 1 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
Search
Site friends

[ Add news entry ] 

Trang web của trường :

Trang web SP điện tử :

Statistics

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Copyright MyCorp © 2024